Muối ngâm chân
Sinh Dược là tên thôn cổ dưới chân núi Bái Đính, tên Sinh Dược bắt nguồn từ truyền thuyết Thiền sư, danh y Nguyễn Minh Không đi tìm thuốc chữa bệnh ”Hóa hổ” cho vua nhà Lý, tại vùng núi Bái Đính ngày nay, ngài tìm được nhiều loài thuốc mọc tự nhiên khắp một vùng bán sơn địa, nên đặt tên nơi này là Sinh Dược (nghĩa là nơi cây thuốc sinh sống) và lập nên chùa Bái Đính. Trong quá trình tu hành và tìm hiểu cây thuốc nơi đây, ngài đã truyền đạt lại những kinh ngiệm dùng thảo dược, những bài thuốc quý cho người dân thôn Sinh Dược. Những bài thuốc cổ truyền của thôn Sinh Dược với cách sử dụng thảo dược vô tiền khoáng hậu của tiền nhân được lưu truyền suốt nhiều thế kỷ cho đến ngày nay. Hiện nay trong thời kỳ của tây y có mặt ở mọi nơi thì còn rất nhiều người dân xã Gia Sinh (thôn Sinh Dược xưa) vẫn gìn giữ những cách sử dụng thảo dược quanh nhà được truyền từ lâu đời như một liệu pháp phòng, trị bệnh lành tính, hiệu quả và bản sắc.
Trong các bài thuốc của danh y Nguyễn Minh Không thì nổi tiếng, và mang sắc màu truyền thuyết nhất là bài thuốc trị Vua Lý Thần Tông ”Hóa Hổ” – Tương truyền ngài dùng một vạc lớn sắc thuốc, tự tay múc dội lên mình Vua, dội đến đâu bệnh trút đi đến đấy. Đến nay bài thuốc được lưu truyền với nhiều dị bản khác nhau, nhưng vẫn sử dụng nền tảng là các loại thảo dược thu hái tại vùng Sinh Dược.
HTX Sinh Dược tập trung những người dân thôn Sinh Dược, với quyết tâm khôi phục làng thuốc cô truyền,là đơn vị đi đầu trong việc nghiên cứu khôi phục các bài thuốc cổ truyền và ứng dụng thành công trong việc sản xuất các sản phẩm tiện dụng.
Xuất phát từ nhu cầu muốn sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường, có lợi cho sức khỏe con người nhưng phải tiện dụng. HTX đã nghiên cứu ứng dụng bài thuốc tắm của Vua với hơn 30 loại thảo dược địa phương thành những sản phẩm tiện dụng như Muối ngâm chân, xà bông thảo dược, cao tắm Vua Sao Sa.
Hiện nay HTX đang vừa kết hợp khai thác bền vững dược liệu quanh vùng, vừa nhân rộng mô hình để thu hút những người có tâm huyết với nghề, để cùng nhau gìn giữ nghề truyền thống, mục tiêu tạo một trải nghiệm hữu ích cho du khách khi đến với Bái Đính tại vùng Sinh Dược.
Trà An Thái
Cây Kim Ngân là giống loài bản địa, mọc tự nhiên và được trồng trong các vườn thuốc nam, được sử dụng hàng ngày trong đời sống nhân dân. Xuất phát từ những giá trị dược liệu to lớn của cây Kim Ngân, hợp tác xã Sinh Dược đã sản xuất thành công trà An Thái từ Hoa, cành, lá cây Kim Ngân với toàn bộ những tính chất dược lý của cây Kim Ngân, sử dụng như trà uống hàng ngày, vừa giải khát, vừa bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tốt. Hứa hẹn là một sản phẩm có sức tiêu thụ tốt, tiềm năng là đặc sản đặc trưng của Sinh Dược vốn là vùng đất dược liệu hàng ngàn năm.
Tại Sinh Dược, Kim Ngân được canh tác trên diện tích lớn, tại vùng bảo tồn thiên nhiên của Unesco, cho ra sản phẩm mà không ở nơi nào có.
Thông tin về cây Kim Ngân:
Tên Tiếng Anh: Honeysuckle ; Tên Khoa học : Lonicera japonica Thunb
+ Kim ngân hay gọi là nhẫn đông, là loại thực vật bản địa của miền Bắc Việt Nam, Trung Quốc( Hoa Bắc, Hoa Đông, Đài loan), Nhật Bản, Triều Tiên. Cây mọc khá nhiều ở miền bắc Việt Nam tại các tỉnh như Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh, Hà Tây cũ…
Đặc điểm:
+ Kim ngân hoa thuộc loại cây dây leo. Thân cây có chiều dài từ 9 – 10 mét, đường kính của thân cây khoảng 1cm. Cây mọc nhiều cành, lúc còn nhỏ thân cây có màu xanh, khi về già thân cây có màu nâu đỏ.
+ Hoa kim ngân màu trắng, về sau sẽ chuyển thành màu vàng nhạt và hoa có mùi thơm dễ chịu. Hoa kim ngân mọc thành từng chùm ở các kẽ lá, mỗi kẽ lá 2 bông.
– Bộ phận dùng làm thuốc của Kim ngân là Hoa (Kim ngân hoa) và Thân, cành, lá (Kim ngân cuộng).
Tác dụng dược lí:
+Theo Y học cổ truyền: thanh nhiệt, giải độc. Chủ tri:mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy, dị ứng, sốt nóng, sốt rét, tả lỵ, giang mai.Công dụng dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa, mày đay, viêm mũi dị ứng, sốt nóng, sốt rét, ban sởi, đậu, ỉa chảy, lỵ, thấp khớp, giang mai, rôm sảy. Có thể chế thành trà uống mát, trị ngoại cảm phát sốt, ho và phòng bệnh viêm nhiễm đường ruột, giải nhiệt, giải độc, trừ mẩn ngứa rôm sẩy
+ Theo khoa học trong cây Kim Ngân có hoạt chất Nhóm Flavonoid: Luteolin và Acid clorogenic (CGA): Ngăn ngừa bức xạ UVB của ánh sáng mặt trời; Chống cháy nắng ; Ức chế tế bào sừng ở người ; Chống tác động gây ung thư da do tia UV; Giảm u nhú trên da; Kháng khuẩn, kháng nấm trên da.; Giảm viêm, tiêu sưng trên da, trị mụn.
Tranh lá bồ đề
Cây bồ đề được xem là biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật, nên cây bồ để còn được mọi người biết đến với tên gọi khác là “cây giác ngộ”. Tương truyền về sự tích cây bồ đề kể rằng, đức Phật Thích Ca đã ngồi thiền định dưới bóng cây Bồ đề 49 ngày, sau đó đã giác ngộ được giáo lý của Phật giáo. Sau khi giác ngộ, Đức phật đã đi truyền bá giáo lý khắp các vùng ở châu Á và hướng mọi người đi theo đạo Phật. Vì vậy nhìn thấy cây bồ đề là người ta thấy được sự bình yên và may mắn.
Nình Bình là địa danh nổi tiếng gắn liền với các di tích lịch sử tâm linh như quần thể đền thờ các triều đại Đinh, Tiền Lê – cố đô Hoa Lư… là địa danh gắn với chùa Bái Đính – ngôi chùa lớn nhất Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Có thể coi Ninh Bình là vùng đất Phật Giáo của Việt Nam. Cây bồ đề cũng gắn liền với sự tích, lịch sử hình thành của vùng đất phật nơi đây. Cây bồ đề được xem là biểu tượng thiêng liêng của Phật giáo. Về Ninh Bình chúng ta có thể bắt gặp cây bồ đề được trồng ở rất nhiều nơi, như trồng dọc đường đi, trong các khu di tích lịch sử và các điểm du lịch tâm linh. Tận dụng thế mạnh vùng nguyên liệu, người dân xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình đã nghiên cứu, sáng tạo và biến những chiếc lá bồ đề thành các sản phẩm nghệ thuật có ý nghĩa tâm linh: Tranh lá bồ đề.
Xuất phát từ ý nghĩa biểu tượng/giá trị tâm linh của cây bồ đề, thế mạnh của địa phương cùng với khát vọng mong muốn tạo việc làm cho người dân nơi đây, nhóm bạn trẻ quê Gia Sinh – Gia Viễn đã bắt tay nghiên cứu, sáng tạo ra những bức tranh lá bồ đề như ngày nay. Chu trình tạo ra sản phẩm tranh lá bồ đề rất kì công. Bước đầu những chiếc lá tươi có hình dáng đẹp được thu hái và lựa chọn, sau đó nguyên liệu được phân loại theo kích thước, hình dáng và màu sắc của từng chiếc lá. Tiếp theo, lá được xử lý để lấy xương lá, kết hợp với các chất tạo màu sắc và đặc biệt là công đoạn ghép tranh đòi hỏi sự tinh xảo, khéo léo và óc thẩm mỹ. Các bức tranh được ghép từ nhiều chiếc lá đơn – có thể lên đến hàng nghìn chiếc tùy theo kích thước và loại tranh. Thời gian ghép tranh có thể dao động 4-5 tiếng hoặc 4-5 ngày tùy theo độ tinh sảo bức tranh.
Tranh lá bồ đề là sản phẩm của HTX Sinh dược, đã quy tụ nhiều nghệ nhân của huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình và tạo việc làm cho hơn 100 lao động địa phương. Sản phẩm là kết quả của sự sáng tạo của người dân nơi đây, và dần trở thành sản phẩm đặc trưng nổi tiếng của vùng đất này. Tranh và các sản phẩm từ lá bồ đề là quà tặng tuyệt vời cho du khách khi đến thăm vùng đất này.