Dây tầm bóp (hay Tam phỏng, xoan leo) – Cardiospermum halicacabum
Các cây họ Sapindaceae (họ Bồ Hòn) gần như chỉ được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới. Các loại quả chứa saponin có khả năng tạo bọt trong nước, nên chúng được dùng làm chất tẩy rửa tại bản địa. Thịt quả thường ăn được. Vải thiều – Lichi chinesis Sonn là loại được biết đến nhiều nhất của họ Bồ Hòn. Ngoài ra còn có cây thuốc Guarana – Paullinia sorbilis mart, có chứa caffeine. Đây là một cây bản địa của Brazil sử dụng hạt, có tính chất tương tự như cây cà phê.
Vải thiều – Litchi chinesis Sonn
Dây tầm bóp phát triển rộng khắp ở các vùng nhiệt đới trên thế giới. Thời xa xưa người Châu Âu chỉ dùng làm cảnh chứ không biết đến tác dụng trị liệu của nó. Mãi đền năm 1543 nó được miêu tả trong cuốn “New Kreüterbuch” của Leonhard Fuch. Mặc dù ông không biết rõ các dược tính của cây này nhưng vẫn đưa vào cuốn dược liệu để khuyến khích nghiên cứu về tác dụng cúa nó. Năm 1753 nhà thực vật học Carl von Linné đã đặt tên cho loài thực vật này. Tên gọi chung “Cardiospermum” có nghĩa là “hạt hình tim”, dùng để chỉ hạt cây có màu nâu sẫm kích cỡ hạt đậu, có đốm hình trái tim trên bề mặt. Tên loài “Halicacabum” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “thùng muối” chỉ các loại quả rỗng. Từ “Ballonrebe” trong tiếng Đức chỉ loại quả căng phồng (trong tiếng Anh là “Balloon-vine”)
Tên gọi chung “Cardiospermum” có nghĩa là “hạt hình tim”
Theo Y học cổ truyền, dây tầm bóp có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, mát huyết, giải độc, tiêu sưng, giảm đau. Kinh nghiệm dân gian dùng dây tầm bóp đun nước tắm cho trẻ con để làm mát da, hết rôm sẩy, mẩn ngứa, các chứng chốc lở, mụn nhọt.